Đây là công thức bánh mì Việt Nam thứ 2 mình thử nghiệm tương đối thành công. Nhưng về cơ bản, công thức này vẫn cho ra bageutte chứ chưa hẳn là bánh mì ta.
Bánh theo công thức này có vỏ giòn, ruột mềm dai, trắng tinh. Tuy nhiên độ rỗng thì vẫn chưa đạt bằng bánh mì Việt Nam. Hóa ra, bánh mì VN quả là vô địch về khả năng kích nở :))
Và với khẩu vị như gia đình mình là thích bánh mì đặc ruột, thì công thức này là cực kì phù hợp. Vị bánh rất ngon. Nhai kĩ thấy cả vị ngọt đậm đà của tinh bột.
Về cơ bản, công thức này giống công thức bánh mì bột chua. Công thức này, mình được cô bạn Haneul đọc cho chép :)) nhưng khi thực hiện thì mình có điều chỉnh đi chút chút, vì mình hơi lười cộng trừ nhân chia, nên thay vì lấy 2/3 cái này + 1/2 cái kia + 2/3 cái kia nữa, thì tớ cho hết hoàn toàn 2 cái này + 1/2 cái kia thôi.
Cái này với cái kia là gì thì các bạn đọc công thức nhé.
CÔNG THỨC
300g bột mì dai
200g nước
6g men
1 chút muối
2 thìa cafe đường
CÁCH LÀM
Làm ấm 200g nước, hòa tan 2 thìa cafe đường vào nước, tiếp theo, cho men và 1/2 số bột mì vào, quậy đều, đậy wrap đem ủ 1-2h cho đến khi tô bột nổi bong bóng. Thực chất, lúc này bột đã gần đạt đến mức bột chua rồi. Ngửi mùi bột giống như mùi men rượu vậy
Cho nốt số bột còn lại và muối vào tô, trộn, nhồi bột thật kĩ – các kĩ thuật giống như cách làm bánh mì thông thường.
Bột sau khi trộn, cho lại vào tô, ủ cho đến khi bột nở gấp đôi
Lấy bột ra, ấn xẹp, chia nhỏ và tạo hình. Xếp bánh vào khay, ủ tiếp cho đến khi bánh nở gấp đôi
Bánh sau khi ủ đủ, lấy ra, rạch bánh và xịt đẫm nước, cho vào lò, nướng ở 175 độ (lò Sanaky) cho đến khi bánh vàng đều là được.
em da tim thay cong thuc roi chi oi, chi kheo tay qua
phuong kheo tay the nhin banh rat hap dan.
chị đang mò mẩm công thức bánh mì, may mắn lại gặp Phương ! cảm ơn sự chia sẻ của bạn nhiều. Chúc Phương có nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Ừa! Mụ cứ 50-50 cho nó dễ nhớ.
Bột sau khi trộn, cho lại vào tô, ủ cho đến khi bột nở gấp đôi —–> Phương cho tớ hỏi cái này phải ủ 1h với thời tiết này nhỉ?
Lấy bột ra, ấn xẹp, chia nhỏ và tạo hình. Xếp bánh vào khay, ủ tiếp cho đến khi bánh nở gấp đôi —–> Công đoạn này Phương thường ủ trong khoảng thời gian bao lâu?
Và khâu nhồi bột bằng tay, Phương nhồi với thời gian ntn? Phương có thể chỉ kinh nghiệm của Phương để tớ lựa làm theo đc ko? Chứ tớ sợ ủ chưa tới nên vẫn mùi men, ủ quá thì lại mùi rượu, mà tớ muốn rủi ro ít thôi nên hỏi trực tiếp kinh nghiệm của Phương 🙂
Thực ra, thời gian ủ bột nhanh hay chóng, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Như HN hiện giờ khoảng 20-25 độ, mình ủ lần 1 khoảng 40 phút trong lò có khay nước nóng, và khoảng 60 phút khi để ở ngoài
Thời gian ủ lần 2 cũng vậy bạn ạ.
Nhồi bột bằng tay, mình thường vừa nhồi vừa đập, khoảng 10 phút tất cả. Trước đó thì mình trộn bằng máy khoảng 15 phút.
Sau khi ủ trộn có cần ủ lần 1 mới để tủ lạnh không Phương
Không bạn ạ, trộn xong thì cho vào tủ luôn. Coi như là mình ủ lần 1 trong tủ lạnh, gọi là ủ chậm. Bột ủ trong nhiệt độ thấp và thời gian dài thì còn ngon hơn là ủ trong nhiệt độ ấm nữa đó bạn. Và sáng hôm sau bạn lấy bột ra, tạo hình xong thì để đó, tập thể dục độ 30 phút rồi cho vào nướng là vừa.
Nhưng bạn nhớ là phải bọc wrap miệng tô nhé, để cho bột ko bị mất hơi nước.
Yêu Phương quá, cám ơn nhiều nhé, chị mới tham gia bên baking challenge kỳ này. Hy vọng là thành công 🙂
Welcome chị tham gia BC, em học làm bánh toàn qua các công thức của BC đó chị.
Cám ơn Phương nhé. Vậy câu khi trộn có cần ủy lần 1 mới bọc wrap cất ngăn mát không Phương?
Nhin hap dan hen chi.
Cho mình hỏi, bột mồi này có thể làm trước để dành được không? Vì mình thích làm bánh mì ăn sáng nhưng sợ ủy lâu thế sợ không kịp.
Bột mồi nếu làm trước lâu lâu thì nó trở thành bột chua – lúc đó bạn làm theo công thức bột chua.
Tuy nhiên, thời gian ủ của 2 công thức này là như nhau, ủ lần 1 đến khi bột nở gấp đôi, tạo hình xong lại ủ lần 2. Tổng cộng phải hơn 2h. Nếu bạn muốn làm để sáng hôm sau ăn sáng, thì bạn có thể làm từ tối hôm trước, nướng bánh hơi non một chút rồi hôm sau nướng lại.
Cách nữa là bạn trộn bột xong thì bọc wrap rồi để vào ngăn mát tủ lạnh. Hôm sau lấy ra, tạo hình, ủ lần 2 rồi nướng. Như vậy bạn làm trước được 1/2 quy trình rồi.